Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Từ giá trị truyền thống đến yêu cầu hiện đại

16:09 28/06/2025

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là thước đo văn hóa ứng xử, nền tảng hình thành bản sắc con người Hà Nội hiện đại, góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, bạn bè quốc tế về một Hà Nội thân thiện, mến khách. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc gìn giữ và phát huy giá trị tốt đẹp ấy đang đứng trước không ít thách thức.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Từ giá trị truyền thống đến yêu cầu hiện đại- Ảnh 1.

Tái hiện không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của Hà Nội xưa. Ảnh minh họa: TTXVN

Cần tiếp nối giá trị văn hóa truyền thống

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" – câu ca dao quen thuộc không chỉ phản ánh vẻ đẹp truyền thống của người Hà Nội mà còn hàm chứa lời nhắc nhở về một nét văn hóa ứng xử sâu sắc, cần được gìn giữ và phát huy trong dòng chảy hiện đại.

Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ trí tuệ, nhân tài của đất nước, cốt cách thanh tao, phong thái lịch thiệp. Không khó để bắt gặp những nét đẹp ấy thể hiện qua điều giản dị hằng ngày như: Các em học sinh giúp đỡ người già qua đường; người dân tận tình chỉ đường cho khách lạ hay người lao động sẵn sàng dang tay hỗ trợ khi thấy người bị nạn giữa phố đông. Đó chính là những "giọt văn hóa" thấm đẫm trong từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói của người Hà Nội xưa và nay.

Tinh thần ấy được phản ánh sinh động qua các cuộc thi ảnh "Người Hà Nội ứng xử văn minh, thanh lịch" với hàng nghìn tác phẩm dự thi là những lát cắt chân thực về đời sống văn hóa, khoảnh khắc đẹp trong hành vi ứng xử của người dân Thủ đô.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của văn hóa, con người trong xã hội, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Trung ương về phát triển văn hóa, xây dựng con người. Đại hội XVII Đảng bộ Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục khẳng định nhận thức về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội được nâng lên.

Đại hội nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm: Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, thành phố vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, tôn trọng pháp luật, giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững. Đại hội khẳng định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô.

Xây dựng chuẩn mực văn hóa trong thời kỳ mới

Trước những thách thức của toàn cầu hóa và biến động xã hội, việc xây dựng hệ giá trị con người Hà Nội càng trở nên cấp thiết.

Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội được ban hành, khẳng định rõ quan điểm: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là khẩu hiệu mà cần hệ giá trị cụ thể, có thể đo lường và triển khai. Những cụm từ "Hào hoa – Thanh lịch – Nghĩa tình – Văn minh" trở thành kim chỉ nam trong việc xác định tiêu chí con người Thủ đô thời kỳ hội nhập. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang đề xuất dự thảo "Chuẩn mực xây dựng văn hóa người Hà Nội", trong đó đề xuất những tiêu chí cụ thể với hai phương án.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh cho biết, cả hai phương án đều có nền tảng chung về ứng xử thanh lịch, văn minh, tự hào, đóng góp xây dựng Thủ đô và có thêm yếu tố riêng về thời đại.

Yếu tố này ở phương án 1 là sáng tạo trong tư duy và hành động; hiện đại trong lối sống (làm chủ, ứng dụng công nghệ vào công việc và đời sống, sống lành mạnh, khoa học); hội nhập quốc tế (thành thạo ngoại ngữ, chủ động tiếp cận văn minh thế giới); trách nhiệm trong cộng đồng…

Ở phương án 2, yếu tố thời đại gồm tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng (làm chủ ngoại ngữ, quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ gìn bản sắc); ý thức xây dựng đô thị hiện đại, thông minh; tinh thần sáng tạo dẫn đầu; tinh thần văn hóa hiếu khách, thân thiện…

Nếu phương án 1 hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại thì phương án 2 nhấn mạnh vai trò đại diện của Thủ đô; thể hiện vai trò dẫn dắt của công dân Thủ đô trong đổi mới và hội nhập. Việc xây dựng chuẩn mực văn hóa người Hà Nội trong thời kỳ mới được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá là hết sức cần thiết, cần triển khai gắn bó với hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam.

Bà Trần Thị Vân Anh cho rằng, bên cạnh những chuẩn mực đang được xây dựng, Hà Nội cần chú ý một số đức tính phù hợp với cuộc sống hiện nay như: ý thức tôn trọng pháp luật; bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống để thu hút nguồn lực văn hóa, con người cả nước…; cần bổ sung một số phẩm chất mới để thích ứng với thời đại mới.

Từ quyết tâm chính trị đến hành động cụ thể

Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, bám sát tình hình thực tiễn, Thủ đô tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa giá trị văn hóa, sức mạnh con người Hà Nội nhằm bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu Hà Nội, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, lối sống, khát vọng đổi mới sáng tạo, chí vươn lên của mỗi người dân, tiêu biểu cho văn hóa của dân tộc.

Thành phố không ngừng tổ chức triển khai, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm cho nhiệm vụ phát triển con người bằng nhiều chương trình hành động, kế hoạch, giải pháp. Kết quả đến nay cho thấy, công tác xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô.

Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống và văn hóa gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng cho biết, ngành đã vận động nhân dân gìn giữ nét đẹp ứng xử của người Hà Nội, phổ biến thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và biểu dương các nhóm gia đình văn hóa tiêu biểu trong từng lĩnh vực như: khuyến học, giữ gìn di sản, từ thiện nhân đạo… để người dân soi vào chính gia đình mình, tự điều chỉnh hành vi.

Tuy nhiên, bên cạnh những hình ảnh đẹp, vẫn còn không ít hành vi ứng xử chưa đẹp, làm mờ nhạt hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Chỉ thị số 30 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ rõ: Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.

Việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử, nhất là ứng xử nơi công cộng chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Trong nhận thức, một số cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu còn xem nhẹ giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội trong phát triển mọi mặt đời sống xã hội; còn thiên về các giá trị kinh tế, chưa chú ý tới nhân tố văn hóa và con người trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dẫn đến tình trạng phá vỡ không gian kiến trúc, xâm hại di sản văn hóa, biến dạng cảnh quan đô thị và nông thôn.

Vẫn còn những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, những biểu hiện lệch lạc trong văn hóa gia đình, văn hóa học đường, văn hóa nơi công cộng; thái độ sùng bái đồng tiền, lối sống hưởng thụ, buông thả, không chú trọng xây dựng, phát triển thế hệ tương lai. Tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có nguy cơ làm mai một vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội, hạn chế tinh thần tận tâm, tận lực cống hiến xây dựng Thủ đô.

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan như tác động của mặt trái cơ chế thị trường, ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội với những mặt trái tiêu cực, sự gia tăng dân số cơ học… nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Đó là việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền chưa quyết liệt, đồng bộ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên; chế tài xử phạt còn nhiều hạn chế. Việc truyền thông chính sách chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, cộng đồng trong việc xây dựng môi trường văn hóa đồng bộ, hoàn thiện nhân cách con người, giáo dục thẩm mỹ, thị hiếu, lối sống đẹp cho thế hệ trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận người dân Thủ đô còn xem nhẹ giá trị văn hóa, tính nhân văn – giá trị cốt lõi trong xây dựng nhân cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, không thể chỉ dừng ở các khẩu hiệu hay phong trào ngắn hạn. Đó là quá trình bền bỉ, cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên và đặc biệt là sự tham gia chủ động của mỗi người dân Thủ đô.

Hình ảnh người Hà Nội "hào hoa – thanh lịch – nghĩa tình – văn minh" không chỉ thể hiện ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đẹp từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động hằng ngày. Đó là ứng xử nhân ái trong cộng đồng, là ý thức giữ gìn không gian chung, là lối sống hiện đại mà vẫn đậm đà bản sắc.

Chỉ khi mỗi người dân là một "đại sứ văn hóa", Hà Nội mới thực sự trở thành Thủ đô văn hiến – hiện đại – văn minh trong mắt bạn bè quốc tế và chính người Việt Nam.

Nguồn : Bộ VHTTDL

https://bvhttdl.gov.vn/xay-dung-nguoi-ha-noi-thanh-lich-van-minh-tu-gia-tri-truyen-thong-den-yeu-cau-hien-dai-20250618150006613.htm

Tin đọc nhiều

Phường Dương Nội triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm về phòng cháy chữa cháy

42 phút trước

Chiều 21/7, UBND phường Dương Nội phối hợp Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH - PC07), Công an thành phố Hà Nội tổ chức hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ công tác lĩnh vực này.

Danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 02 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 6/2025

51 phút trước

Theo thống kê của BHXH khu vực 1, đến hết tháng 6/2025, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn trên 2.500 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 02 tháng trở lên.

Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa trong kỷ nguyên mới

52 phút trước

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng yêu cầu phát triển văn hóa toàn diện, bao gồm báo chí, du lịch, thể thao tại hội nghị sơ kết ngành 6 tháng đầu năm 2025.

Hà Nội: Áp dụng ngay các biện pháp đối với cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao

21:43 20/07/2025

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 4049/UBND-NC về việc triển khai thực hiện Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 7-7-2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin khác
Phường Dương Nội triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm về phòng cháy chữa cháy
Phường Dương Nội triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm về phòng cháy chữa cháy
Chiều 21/7, UBND phường Dương Nội phối hợp Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH - PC07), Công an thành phố Hà Nội tổ chức hướng dẫn, triển khai nhiệm vụ công tác lĩnh vực này.
42 phút trước
Danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 02 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 6/2025
Danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 02 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 6/2025
Theo thống kê của BHXH khu vực 1, đến hết tháng 6/2025, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn trên 2.500 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 02 tháng trở lên.
51 phút trước
Hà Nội: Áp dụng ngay các biện pháp đối với cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao
Hà Nội: Áp dụng ngay các biện pháp đối với cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 4049/UBND-NC về việc triển khai thực hiện Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 7-7-2025 của Thủ tướng Chính phủ.
21:43 20/07/2025
Vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Cơ hội kiến tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô
Vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Cơ hội kiến tạo không gian phát triển mới cho Thủ đô
Từ ngày 1-7-2025, cùng với cả nước, Hà Nội bước vào cuộc cách mạng trong tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Trong bối cảnh Hà Nội bắt đầu triển khai thực hiện quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065, cuộc cách mạng này giúp định hình, phát triển, quản trị một đô thị hơn một nghìn năm tuổi theo hướng hiện đại, nhân văn và bền vững.
21:29 20/07/2025
Phường Dương Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường
Phường Dương Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường "Ngày chủ nhật xanh"
Sáng 20/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Dương Nội đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, dọn dẹp, chỉnh trang khuôn viên và các phần mộ tại Nghĩa trang Liệt sỹ, tuyến phố vào trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND phường. Đây là hoạt động hưởng ứng phong trào "Sáng, xanh, sạch, đẹp" của thành phố Hà Nội, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9; chào mừng Đại hội Đảng bộ phường Dương Nội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
21:08 20/07/2025
Hà Nội yêu cầu các xã, phường, sở ngành tập trung ứng phó bão số 3
Hà Nội yêu cầu các xã, phường, sở ngành tập trung ứng phó bão số 3
Ngày 20/7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã báo cáo nhanh công tác triển khai ứng phó với bão số 3.
20:51 20/07/2025
Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký Công văn số 4169/UBND-NNMT ngày 20/7/2025 về việc chủ động chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
20:47 20/07/2025
Chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025
Chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025
HNP – Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 20/7/2025 về chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
20:47 20/07/2025
Phương án, vị trí 03 nút giao thông giữa tuyến đường vành đai 3,5 với tuyến đường trục phía Nam; Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
Phương án, vị trí 03 nút giao thông giữa tuyến đường vành đai 3,5 với tuyến đường trục phía Nam; Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3852/QĐ-UBND ngày 18/7/2025 về việc phê duyệt Phương án, vị trí 03 nút giao thông giữa tuyến đường vành đai 3,5 với tuyến đường trục phía Nam; Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, tỷ lệ 1/500.
12:58 20/07/2025
Khẩn trương chỉnh trang, cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Khẩn trương chỉnh trang, cải tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Công văn số 4134/UBND-ĐT ngày 18/7/2025 về việc khẩn trương chỉnh trang, cải tạo nâng cấp cảnh quan, vệ sinh môi trường phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn Thành phố.
12:57 20/07/2025